Ở miền Nam Việt Nam, nền giáo dục phương Tây đã được du nhập vào từ khi thực dân Pháp xâm lược, và dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa nền giáo dục đó tiếp tục được duy trì, dựa trên một nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Giáo dục miền Nam sớm xác định được triết lý và mục tiêu giáo dục rõ ràng, hợp với xu thế của thế giới. Nhờ vậy, các chương trình Tiểu học và Trung học được biên soạn theo một định hướng và triết lý chung của nền giáo dục.
Giáo dục miền Nam đã đa dạng hóa các loại hình trường, lớp từ cấp tiểu học đến đại học, không chỉ đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng và đa dạng của người dân, mà còn đào tạo ra một lớp người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có ý thức trách nhiệm.
“Giáo dục phổ thông Miền Nam (1954 – 1975)” như một tài liệu tham khảo để những người làm giáo dục có thể đúc rút, vận dụng những mặt tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục của nước ta hiện nay, đồng thời thấy được những mặt hạn chế của nền giáo dục để tránh.