Không một di tích tôn giáo nào không có đồ thờ. Đồ thờ xác định tư cách cho những kiến trúc cùng với hệ thống tượng liên quan để trở thành di tích tôn giáo tín ngưỡng. Ngược lại, nếu không có đồ thờ thì cùng lắm di tích đó chỉ mang hình thức một nhà trưng bày. Như vậy, đồ thờ đã góp phần thiêng hóa kiến trúc thờ tự, hướng tâm con người đến lẽ huyền vi của đạo, hướng đến chân, thiên, mỹ, tránh thoát những dục vọng thấp hèn, góp phần làm cân bằng những tâm hồn luôn bị giày vò bởi tục lụy. Đồ thờ là sản phẩm văn hóa hữu thể, chứa đựng những ước vọng truyền đời của tổ tiên, qua nó như qua thần linh để cầu nguồn hạnh phúc trần gian. Ở Việt Nam, đồ thờ mang vẻ đẹp tâm linh thánh thiện, phản ánh tâm thức của người nông dân trồng lúa nước. Chúng vượt lên trên cả tích cực và tiêu cực của người đời, vượt lên trên cả những yếu tố sùng bái thuộc tín ngưỡng và dị đoan, để tồn tại như một chứng tích lịch sử, một lời nhắn nhủ của tổ tiên… Thông qua đồ thờ, chúng ta có thể tìm về bản thể chân như thuộc vẻ đẹp của người xưa, để con người nhờ đó mà nâng cao thêm được tinh thần yêu nước, yêu quê hương xứ sở, yêu quý lẽ nhân bản, đồng thời có ý thức trọng đức đẹp của cả đạo và đời.
Giới Thiệu Sách
Đồ thờ trong di tích của người Việt (Bìa mềm)
- Nhà xuất bản: Nhà Sách 30 Hàn Thuyên
- Năm xuất bản: 01-2019
- Kích thước: 21x24 cm
- Số trang: 184
- Hình thức: Bìa mềm
- Giá bán: 103000.0
- Giá bìa: 130000.0
Bài viết cùng thư mục
- Potao - Một Lý Thuyết Về Quyền Lực Ở Người Jorai Đông Dương
- Người Ê Đê - Một Xã Hội Mẫu Quyền
- Góc Nhìn Sử Việt - Trò Chơi Và Thú Tiêu Khiển Của Người Huế
- Quốc Sử Tạp Lục
- Góc Nhìn Sử Việt: Huế - Triều Nguyễn - Một Cái Nhìn
- Góc Nhìn Sử Việt - Ngành Đóng Thuyền Và Tàu Thuyền Ở Việt Nam Thời Nguyễn
- Giáo Dục Mới Tại Việt Nam Thập Niên 1940
- Lịch Sử Và Văn Hóa Việt Nam Từ Góc Nhìn Đổi Mới
- Lịch Sử Doanh Nghiệp Và Công Nghiệp Ở Sài Gòn Và Nam Kỳ Từ Giữa Thế Kỷ XIX Đến Năm 1945
- Việt Án Lần Theo Trang Sử Cũ