• Tác giả: Nhiều Tác Giả
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Ngôn ngữ: Sách tiếng Việt
  • Giá bán: 355658.0
  • Giá bìa: 355658.0

Combo Bộ Sách Kỷ Niệm 150 Năm Nhật Bản Duy Tân (Bộ 3 Cuốn)

1. Khái Lược Văn Minh Luận

NỘI DUNG CHÍNH

Khái lược văn minh luận là cuốn sách đặc biệt quan trong của Fukuzawa Kukichi – nhà tư tưởng của cuộc Canh Tân Minh Trị để hình thành nên đất nước Nhật Bản hiện đại. Fukuzawa Kukichi nêu những kiến giải của ông về văn minh hiện đại hầu như đối lập với lối tư duy thủ cựu Nho giáo của Nhật Bản lúc bấy giờ. Từ đó, ông trình bày mọi suy nghĩ về tiến trình phát triển của người Nhật để trở thành một quốc gia, một dân tộc văn minh. Và theo ông, độc lập quốc gia là mục tiêu, và văn minh hiện tại của nước Nhật là cách thức để đạt được mục tiêu đó. (Lời giới thiệu – Nhật Chiêu)

Fukuzawa Yukichi viết cuốn sách này năm 1875, gần 10 năm sau khi công cuộc Minh Trị Duy tân bắt đầu ở Nhật. Đó là giai đoạn người Nhật vẫn phải đương đầu với những chống đối trong nước, với nhiều người thuộc phe có tinh thần bảo thủ muốn duy trì thể chế và nhất là văn hóa truyền thống lâu đời. Nhận thức được những khó khăn đó, Fukuzawa Yukichi tin rằng, cần lí giải rõ hành trình mà nước Nhật Bản phải đi để tạo dựng nền văn minh mới, nền văn minh hiện đại của một quốc gia hiện đại. Cả cuốn sách đề cập đến tiến trình này dưới nhiều yếu tố như thiết chế, việc học tập, thương mại, ông mô tả văn minh như một dòng chảy tất yếu của loài người. Xuyên suốt cuốn sách, ông đề cập những yếu tố cơ bản của nền văn minh: đó là khai sáng, tự do, công bằng và những điều tốt đẹp cho xã hội.

Điểm cốt lõi của tác phẩm mà Fukuzawa hướng tới là những gì nước Nhật cần làm để trở thành một quốc gia văn minh, những thay đổi thể chế, chính sách quốc gia, ước muốn độc lập thực sự cả về thương mại, kinh tế và tư tưởng là mục tiêu cao cả nhất. (Lời giới thiệu – Nguyễn Cảnh Bình).

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA

-   Khái lược văn minh luận là tác phẩm quan trọng nhất của Fukuzawa Yukichi.

-   Tôi muốn mạn phép so sánh, nếu Khuyến học nói về hành trình của một con người, của một cá nhân, thì Khái lược văn minh luận là dành cho một dân tộc, một quốc gia. (Nguyễn Cảnh Bình)

TRÍCH ĐOẠN HAY

“Vậy thì tinh thần văn minh là gì? Là khí chất của một dân tộc. Khí chất này là thứ không bán được cũng chẳng mua được, lại càng không phải là thứ dùng sức người mà tạo ra được. Khí chất thâm nhập dòng chảy đời sống của dân chúng, biểu hiện rộng khắp trên các dấu tích của đất nước nhưng lại không nhìn thấy được bằng mắt và khó mà biết nó tồn tại nơi đâu”.

-Trích Chương II

“Vậy nếu muốn phán định nơi có văn minh, trước hết phải quan sát tinh thần chi phối đất nước đó. Tinh thần đó được thể hiện qua kiến thức và nhân cách của mọi người dân trong nước, lúc tiến, lúc thoái, khi tăng, khi giảm, tiến thoái tăng giảm, hoạt động không lúc nào ngưng, là nguồn gốc vận động của toàn thể quốc gia. Nếu đã tìm được nơi có tinh thần này thì mọi sự vật ở trên đời này đều trở nên minh bạch, rõ ràng và luận bàn về lợi hại, được mất lúc này còn dễ hơn tìm món đồ trong bọc”.

-Trích Chương IV

THÔNG TIN THÊM

Cuốn sách này dành cho tất cả những ai muốn tìm hiểu về hành trình phát triển văn minh của đất nước Nhật Bản. Hơn thế nữa, nó như một cuốn sách ‘nhập môn’, một cuốn ‘sách giáo khoa’ dành cho tất cả chúng ta, những con người vẫn đi tìm kiếm tinh thần ‘văn minh’ cho đất nước và chính bản thân mình.

Điểm nổi bật của cuốn sách so với các cuốn sách khác cùng nội dung/chủ đề trên thị trường: một cuốn sách không viết về một đất nước Nhật Bản đáng ngưỡng mộ, mà là một cuốn sách, giúp chúng ta có câu trả lời, tại sao lại có đất nước Nhật Bản hiện đại như ngày nay. Tất cả nằm ở ‘tinh thần văn minh’ của một dân tộc.

2. Nhật Bản Duy Tân 30 Năm

NỘI DUNG CHÍNH

Cuốn Nhật Bản duy tân 30 năm của tác giả Đào Trinh Nhất có thể được xem như một cuốn cẩm nang sử học dành cho những ai muốn tìm hiểu về Chính trị - Xã hội, đặc biệt đất nước, con người và văn hóa Nhật Bản, nhất là giai đoạn mà Nhật Bản thực hiện công cuộc duy tân. Nhật Bản duy tân 30 năm sẽ giúp độc giả trả lời những câu hỏi như: Đâu là công cuộc duy tân ở Nhật Bản? Sự lột xác thần kỳ của Nhật Bản phải chăng là do may mắn? Nhật Bản đã làm những gì để có những thay đổi ngoạn mục, trở thành biểu tượng cho cả thế giới? Liệu rằng chúng ta có học hỏi được gì từ bài học duy tân của Nhật Bản hay không? Cuốn sách văn học sử Nhật Bản này sẽ cho độc giả một cái nhìn toàn vẹn về một cường quốc nhỏ bé về địa lý nhưng đã đạt được những thành tựu thần kỳ về văn hóa - chính trị - xã hội. 

TRÍCH ĐOẠN HAY

“…Bao giờ đọc sử cũng là một điều cần dùng bổ ích cho sự học vấn, sự tiến hóa của người ta. Cuộc hưng vong suy thịnh của quốc gia dân tộc này, vẫn có thể do nơi sử học làm tấm gương nên soi hay là dấu xe nên tránh cho quốc gia dân tộc kia. Nếu muốn soi gương sáng, theo dấu hay, tự nhiên chúng ta nên biết chuyện Nhật Bản duy tân tự cường cũng như nên học sử Pháp quốc văn minh cách mạng, cùng là các nước tiến hóa hùng cường khác trong thiên hạ vậy.

… Nhật Bản duy tân tự cường thật là một hiện tượng lạ lùng quái gở ở trong lịch sử thế giới nhân loại, xưa nay chưa hề thấy có. Cái hiện tượng ấy phát ra một cách không ngờ, một cách đáng sợ, người ta ở đâu xa xôi ngàn muôn dặm, biển cách non ngăn, còn phải tìm tòi xem xét cho biết thay, nữa là mình đây ở gần một bên. Càng những dân tộc nào đang yếu muốn mạnh, ngu muốn khôn, dở muốn hay, hèn muốn giỏi, lại càng nên tìm tòi xem xét cho biết cái hiện tượng tấn hóa xưa nay có một đó. 

- Trích Lời giới thiệu

Thông tin thêm:

Ảnh trên bìa sách: Chân dung lãnh đạo phái đoàn Iwakura đi sứ phương Tây (1872)

TÁC GIẢ:Đào Trinh Nhất (1900-1951)

Tự Quán Chi, nguyên quán tại xã Thượng Phán, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình. Ông được mệnh danh là người viết sử kỳ tài. Sau 30 năm cầm bút ông đã để lại khá nhiều tác phẩm, tiêu biểu:

Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ (1920)

Việt sử giai thoại (1934)

Nhật Bản duy tân 30 năm (1936)

Phan Đình Phùng, một vị anh hùng có quan hệ đến lịch sử hiện thời (1936)

Việt Nam Tây thuộc sử (1937)

Đông Kinh nghĩa thục (1938)

3. Phúc Ông Tự Truyện

Những tư tưởng trác việt của nhà cách tân vĩ đại Nhật Bản

thời kỳ Minh Trị

Phạm Thu Giang dịch

NỘI DUNG CHÍNH

Cuốn tự truyện kể về những bước thăng trầm của cuộc đời Fukuzawa Yukichi từ khi sinh ra cho đến những năm tháng tuổi già. Qua từng chi tiết nhỏ, từng vấp váp trong đời sống thường nhật hiện lên chân dung một con người kiên nghị, quyết đoán, luôn độc lập trong suy nghĩ, sắc sảo trong phê phán nhưng về mặt tâm tư, tình cảm lại không kém phần trầm lắng, sâu sắc.

Cuốn tự truyện còn tái hiện bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản với những chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thế kỷ XIX qua những trải nghiệm thực tế và con mắt phân tích sắc sảo của một người đương thời. Con đường chông gai của Nhật Bản trong tiếp thu nền văn minh của phương Tây để tăng cường nội lực văn hóa đã và sẽ còn để lại nhiều bài học quý giá cho nhiều quốc gia có những điểm tương đồng, trong đó có Việt Nam.

Có thể nói, chưa đọc Phúc ông tự truyện thì chưa thể hiểu nhân cách cũng như tư tưởng của Fukuzawa Yukichi. Cuốn tự truyện không chỉ là lời tự thuật chân thực về những thăng trầm trong cuộc đời của riêng Fukuzawa mà còn tái hiện được cả bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản trong thời kỳ chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thế kỷ XIX. Và một điều cần nói thêm rằng, tất cả những biến động lớn lao đó của lịch sử Nhật Bản được phản ánh qua những trải nghiệm thực tế, sự phân tích sắc sảo với tư cách người đương thời và bằng giọng kể chân thành, ngôn ngữ giàu nhạc điệu của Fukuzawa, nghĩa là những gì được tái hiện lại trong cuốn tự truyện khác xa với sự tường thuật khuôn mẫu ở bất kỳ một cuốn sách về lịch sử nào khác.

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA

"Để bảo vệ độc lập, không còn cách nào ngoài con đường tiến tới văn minh. Lý do duy nhất để người dân nước ta tiến đến văn minh là để bảo vệ độc lập quốc gia."

– Fukuzawa Yukichi

 

"...Fukuzawa cho rằng nên độc lập của quốc gia cũng như của các cá nhân không thể tách rời khỏi kiến thức và văn minh. Độc lập dân tộc đối với ông không phải chỉ là giành được quyền tự trị vào tay nhân dân Nhật Bản mà nền độc lập thực sự chỉ giành được bằng việc trở thành một quốc gia tiên tiến và văn minh. Nếu không có sự khai sáng và văn minh, nền độc lập giành được sẽ mau chóng mất đi, để rồi lại lệ thuộc vào các quốc gia tiên tiến khác.

… Những tư tưởng của Fukuzawa cũng ảnh hưởng lớn tới tư tưởng cứu nước của những nhà Nho học Việt Nam đầu thế kỷ XX với Duy Tân Hội và phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Đông kinh Nghĩa thục của Phan Châu Trinh, Lương Văn Can,… "

- Nguyễn Cảnh Bình

"Bạn đọc sẽ bị cuốn hút bởi “người dẫn chuyện” chính là tác giả qua những trang viết đầy ắp tình tiết của những sự kiện lịch sử, những tâm sự riêng tư và cả những câu chuyện kể thú vị… trong cuốn tự truyện này. Tập sách này tuy được viết ra đã hơn 100 năm (1899), nhưng đến nay nó vẫn mới lạ, vừa mang tính lịch sử, vừa có ý nghĩa thời sự. Có thể nói, Fukuzawa Yukichi xứng đáng là một gương mặt vô cùng sáng giá trong số các nhà kiến thiết cận đại hóa tư bản chủ nghĩa của Nhật Bản. Từ lý luận, ông đã phát triển thành cấu trúc hoàn chỉnh và đưa ra được phương án thực thi có hiệu quả từ thực tiễn. Những tư tưởng và hành động của ông được phản ánh đầy đủ trong cuốn sách này sẽ giúp chúng ta tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn chân dung của Fukuzawa Yukichi. "

- PGS Chương Thâu