• Nhà xuất bản: Alpha books
  • Tác giả: Caius Suetonius Tranquillus
  • Năm xuất bản: 03/2019
  • Trọng lượng (gr): 1210.00 gam
  • Kích thước: 16 x 24 cm
  • Số trang: 772
  • Hình thức: Bìa mềm
  • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
  • Giá bán: 263000.0
  • Giá bìa: 329000.0

Ý nghĩa bìa sách: Vòng nguyệt quế biểu trưng cho chiến thắng và quyền lực, được các hoàng đế đội trên đầu.

Khi chúng ta dừng lại để ngắm những bức tượng bán thân cổ của 12 vị hoàng đế La Mã trong bảo tàng hoặc phòng triển lãm, có lẽ chúng ta đang cố gắng kiếm tìm những đặc trưng tính cách hiện trên gương mặt họ – những người mà dù tốt đẹp hay xấu xa, thì vào thời của họ, đã nắm trong tay định mệnh của phần lớn nhân loại.

Cuốn sách 12 hoàng đế La Mã của Caius Suetonius Tranquillus đủ làm thỏa mãn sự hiếu kỳ tự nhiên này. Trong những trang viết, chúng ta sẽ thấy một loạt những bức chân dung cá nhân – về tư cách và sở thích của các vị hoàng đế được phác họa một cách sinh động gần gũi, hoàn toàn chân thực và tuyệt đối không thiên vị.

Caius Suetonius Tranquillus là sử gia La Mã sống từ thời hoàng đế Vespian đến thời hoàng đế Hadrian, xuất thân từ một gia đình thuộc tầng lớp kỵ sĩ. Tác phẩm nổi tiếng của ông chính là cuốn 12 hoàng đế La Mã kể về cuộc đời của Julius Caesar và 11 vị hoàng đế đầu tiên của La Mã này.

Với vai trò là thư kí riêng của hoàng đế La Mã Hadrian, Suetonius đã tiếp cận được với những tư liệu hoàng gia và sử dụng chúng (cùng với những ghi chép từ việc tận mắt chứng kiến) để tạo nên một trong những tác phẩm tiểu sử sinh động nhất trong lịch sử. 12 hoàng đế La Mã ghi chép lại sự nghiệp và đời tư của những con người nắm quyền lực tuyệt đối ở Rome, từ sự thành lập đế chế dưới thời Julius Caesar và Augustus cho tới sự suy tàn và nội chiến dưới thời Nero, và sự khôi phục của La Mã trong kỉ nguyên của các hoàng đế sau thời Nero.

Kết hợp giữa sự thú vị hài hước và giàu thông tin, cuốn 12 hoàng đế La Mã được yêu thích đến độ, ngay sau khi phát minh ra việc in ấn vào năm 1500, có không ít hơn 18 ấn bản của cuốn sách đã được xuất bản, và từ đó đến nay, có thêm gần 100 ấn bản khác. Các nhà phê bình xuất sắc đã dành tâm huyết cho việc hiệu đính và chú giải cuốn sách, đồng thời tác phẩm này cũng đã được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ châu Âu. Trong số những bản dịch tiếng Anh, thì bản của Tiến sĩ Alexander

Thomson, xuất bản năm 1796, là cơ sở cho ấn bản này. Trong Lời nói đầu, Tiến sĩ Alexander Thomson cho chúng ta biết rằng bản dịch tác phẩm của Suetonius, đối với ông, chỉ là mục đích thứ yếu. Mục đích chính yếu của ông là thực hiện một đánh giá chính xác về nền văn học La Mã và làm sáng tỏ tình trạng chính quyền, cùng các phong tục tập quán ở thời đó; với mục đích này thì tác phẩm của Suetonius dường như là một phương tiện thích hợp.

“Ông là người chính xác từng ly từng tí và cực kỳ có phương pháp. Ông không bỏ qua bất cứ điều gì liên quan tới nhân vật mà ông viết; ông thuật lại mọi điều, nhưng không tô vẽ điều gì cả. Tác phẩm của ông, theo một nghĩa nào đó, là một bộ sưu tập những giai thoại, nhưng đáng để đọc và tham khảo.” 

      – La Harpe

Mời bạn đón đọc.