Chương trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào hầu hết các ngành kinh tế, nhưng chủ yếu vào hai ngành nông nghiệp và công nghiệp.
- Trong nông nghiệp:
+ Pháp đẩy mạnh đầu tư vào việc cướp đất để lập đồn điền (1927 - 1928 đầu tư 600 triệu phrăng) mà chủ yếu là đồn điền cao su. Diện tích trồng cao su tăng nhanh từ 15 000 lên tới 120 000 hécta năm 1930. Tính đến 1929, các chủ đồn điền Pháp chiếm tới,2 triệu ha đất đai, bằng 1/4 đất canh tác ở Việt Nam. Pháp cướp đất của nông dân, biến nông dân mất đất phải làm công cho Pháp ở các đồn điền.
+ Chúng thành lập các công ty lớn: Công ty cao su đất đỏ, công ty cây trồng nhiệt đới, Công ti Misơlanh. Sản lượng cao su xuất khẩu tăng nhanh.
- Trong công nghiệp:
+ Pháp đầu tư lớn vào việc khai thác hầm mỏ, chủ yếu là mỏ than. Bên cạnh các công ti khai thác than cũ còn thành lập các công ti mới: Công ti than Đồng Đăng - Hạ Long. Công ti than và kim khí Đông Dương, Công ti than Đông Triều, Tuyên Quang. Sản lượng khai thác than tăng gấp 3 lần.
+ Ngoài khai thác than, tư bản Pháp còn khai thác thiếc, chì, kẽm... ở Cao Bằng, mở rộng thêm một số cơ sở công nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng. Vinh, Sài Gòn - Chợ Lớn.
(Nguồn: trang 57 sgk Lịch Sử 9:)