Lịch sử lớp 7
- Banner được lưu thành công.
- Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Thời gian | Các giai đoạn lịch sử lớn |
Thế kỉ VI – Thế kỉ IX | Người Khơ – me xây dựng vương quốc riêng gọi là Chân Lạp. |
Từ thế kỉ IX (năm 820) đến thế kỉ XV | Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co. |
Thế kỉ XV - 1863 | Cam-pu-chia bước vào thời kì suy thoái. |
Năm 1863 | Thực dân Pháp xâm lược Cam-pu-chia. |
- Banner được lưu thành công.
- Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- Thuận lợi:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mù nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp cho sự phát triển trồng trọt, đặc biệt là lúa nước.
+ Đất phù sa màu mỡ ven các sông lớn tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển.
- Khó khăn:
+ Địa hình phân tán nhiều tầng, bán đảo nhỏ.
+ Thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt, thiên tai... gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến
- Chế độ quân chủ là thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
- Chế độ quân chủ chuyên chế là chế độ mà quyền lực tâp trung tuyệt đối, tối cao, vô hạn trong tay một người (vua- hoàng đế - Thiên tử...) mọi người phải phục tùng tuyệt đối.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến
- Trong xã hội phong kiến có hai giai cấp cơ bản là:
+ Ở phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.
+ Ở phương Tây: lãnh chúa và nông nô.
- Quan hệ giữa các giai cấp: địa chủ và lãnh chúa bóc lột nông dân lĩnh canh và nông nô bằng địa tô. Song địa vị, thân phận của các giai cấp ở mỗi nơi cũng khác nhau:
Phương Đông | Phương Tây |
- Địa chủ: không có quyền đặt ra các loại thuế, không đứng đầu cơ quan pháp luật. - Nông dân lĩnh canh nhận ruộng đất của địa chủ để canh tác phải nộp địa tô cho địa chủ. | - Lãnh chúa sống xa hoa, đầy đủ, có quyền lực tối cao về ruộng đất, đặt ra các loại tô thuế... - Nông nô phải sống phụ thuộc, khổ cực, nghèo đói, phải nộp tô thuế rất nặng nề,vừa làm ruộng vừa làm thêm nghề thủ công. |
- Banner được lưu thành công.
- Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến
- Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là kinh tế nông nghiệp kết hợp chăn nuôi và một số ngành thủ công.
- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông) hay trong lãnh địa phong kiến (châu Âu).
- Ruộng đất chủ yếu ở trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.