Lịch sử lớp 12
- Banner được lưu thành công.
- Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
- Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục bị phân hóa. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ tham gia vào phong trào chống Pháp.
- Giai cấp nông dân: mâu thuẫn của giai cấp này đối với đế quốc và tay sai vô cùng gay gắt. Đây là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
- Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh chóng về số lượng, họ có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai.
- Giai cấp Tư sản: ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phân hóa thành hai bộ phận: Tư sản mại bản (quyền lợi gắn với đế quốc) và Tư bản dân tộc (có khuynh hướng dân tộc và dân chủ).
- Giai cấp công nhân Việt Nam: phát triển nhanh chóng về số lượng, trở thành một động lực của phong trào dân tộc và dân chủ.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam:
- Vốn đầu tư chủ yếu là vào nông nghiệp (trong đó nhiều nhất là đồn điền cao su).
- Mở mang một số ngành công nghiệp: dệt, muối...Coi trọng việc khai thác mỏ, đặc biệt là mỏ than.
- Thương nghiệp: giao lưu buôn bán nội địa phát triển mạnh.
- Giao thông vận tải được phát triển, chủ yếu phục vụ mục tiêu của chúng.
- Ngân hàng Đông Dương nắm toàn bộ quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương.
- Pháp cho tăng các loại thuế
Tất cả các chính sách của Pháp đối với kinh tế Việt Nam đều nhằm mục đích bóc lột nền kinh tế Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế cho tư bản Pháp, nhằm phục hồi nền kinh tế Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
- Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược của cách mạng của Đảng là tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi đến xã hội cộng sản”.
- Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do. Tổ chức chính phủ công, nông binh, tổ chức quân đội công nông binh.
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
Hoàn cảnh lịch sử: Từ cuối năm 1929, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản, ba tổ chức này hoạt động công khai, tranh giành quần chúng, gây ảnh hưởng lẫn nhau, ảnh hưởng tới tình hình cách mạng nói chung.
Diễn biến của hội nghị thành lập Đảng:
- Trước tình hình cách mạng nói chung, Nguyễn Ái Quốc với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, Người đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
- Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930 tại Cửu Long, dự hội nghị có đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.
- Tại hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ.
- Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng được thông qua.
- Ngày 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương cộng sản liên đoàn, tổ chức này cũng được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
Đảng ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam.
Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.
Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.