Lịch sử lớp 12
- Banner được lưu thành công.
- Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
Tên cuộc khởi nghĩa | Nguyên nhân | Diễn biến | Ý nghĩa |
Khởi nghĩa Bắc Sơn (27 - 9 - 1940) | - Nhật đẩy mạnh kế hạch đánh chiếm Đông Dương. - Ngày 22-9-1940, Nhật đổ bộ lên Đồ Sơn (Hải Phòng) - Pháp bị tổn thất nặng nề, rút chạy về Bắc Sơn. | - Tháng 9 - 1940, nhân dân Bắc Sơn nổi dậy chống Pháp và giành được chính quyền tại địa phương, lập nên đội du kích Bắc Sơn. - Mấy ngày sau, Pháp câu kết với Nhật, chúng khủng bố cuộc khởi nghĩa. | - Mở đầu phong trào vũ trang giải phóng dân tộc. - Giúp Đảng rút ra những bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, chọn thời cơ khởi nghĩa. |
Khởi nghĩa Nam Kỳ (23 - 11 - 1940) | Năm 1940, Pháp và Thái Lan xảy ra xung đột, thanh niên Việt Nam bị ép tham gia chiến đấu. Do đó, nhân dân Nam Kì và binh lính đã đấu tranh phản đối việc đưa binh lính ra mặt trận. | - Tháng 11 - 1940, khởi nghĩa nổ ra từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ. - Kế hoạch bị lộ, Pháp cho ném bom tàn sát nhân dân. - Lực lượng khởi nghĩa còn lại phải rút về Đồng Tháp và U Minh. | Chứng tỏ tinh thần yêu nước, sẵn sàng đứng lên chống quân thù của nhân dân Nam Bộ. |
Binh biến Đô Lương (13 - 11 - 1941) | Binh lính người Việt trong quân đội Pháp phản đối việc họ bị đưa sang Lào để đấu tranh với Thái Lan. | - Tháng 1 – 1941, binh lính đồn Chợ Rạng dưới sự chỉ huy của Đội Cung đã nổi dậy đấu tranh chiếm đồn Đô Lương rồi lên ô tô về Vinh để chiếm thành. - Kế hoạch bất thành, toàn bộ binh lính nổi dậy bị bắt, Đội Cung và 10 đồng chí của ông bị xử bắn, nhiều người bị lưu đày. | - Là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc. - Bước đầu đấu tranh bằng vũ lực. |
- Banner được lưu thành công.
- Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
* Chủ trương của Đảng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (11 - 1939)
- Hội nghị xác định kẻ thù cụ thể, nguy hiểm trước mắt là chủ nghĩa đế quốc và bọn tay sai phản bội dân tộc.
- Tính chất của cách mạng là cách mạng giải phóng dân tộc
- Nhiệm vụ trung tâm và trước mắt của cách mạng Việt Nam nói riêng và cách mạng Đông Dương nói chung là đánh đổ đế quốc và tay sai, giành độc lập cho dân tộc.
- Hội nghị quyết định thay đổi một số khẩu hiệu, chuyển hướng hình thức tổ chức và hình thức đấu tranh:
+ Tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ, chỉ chủ trương tịch thu ruộng đất của đế quốc và tay sai.
+ Không nêu khẩu hiệu thành lập Chính phủ Xô viết công nông mà đề ra khẩu hiệu thành lập Chính phủ Liên bang Cộng hòa dân chủ Đông Dương.
- Quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương, nhằm liên hiệp các lực lượng dân chủ và tiến bộ.
- Hội nghị còn đưa ra chủ trương củng cố Đảng, đảm bảo xây dựng Đảng vững mạnh, làm tròn xứ mệnh lịch sử khi đẩy mạnh phong trào giải phóng dân tộc.
=> Hội nghị đã đánh dấu sự trưởng thành của Đảng, cụ thể hoad đường lối cứu nước. Đây là sự chuyển hướng từ đấu tranh chính trị, hòa bình đòi quyền dân sinh dân chủ sang đấu tranh vũ trang-bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, từ hoạt động công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp là chủ yếu sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp là chủ yếu.
* Chủ trương của Đảng tại Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương (5 - 1941)
- Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc.
- Khẩu hiệu: giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng đất, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.
- Chủ trương thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
- Thay tên các hội Phản đế thành hội Cứu quốc và giúp đỡ Lào, Campuchia thành lập các tổ chức mặt trận.
- Hình thái của cuộc khởi nghĩa: khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
=> Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương có ý nghĩa lịch sử to lướn, đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11 - 1939 và đưa ra nhiều chủ trương sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
*Tình hình chính trị:
- Tháng 9 - 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Pháp ra sức vơ vét thuộc địa để phục vụ cho cuộc chiến tranh.
- Tháng 9 - 1940, Việt Nam chịu sự thống trị của Nhật - Pháp.
- Tháng 3 - 1945, Nhật đảo chính Pháp, nhân dân Việt Nam sôi sục khí thế cách mạng, sẵn sàng khởi nghĩa.
*Tình hình kinh tế - xã hội:
- Pháp thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy.
- Phát xít Nhật ra sức cướp bóc ruộng đất của nông dân.
- Các công ty Nhật đầu tư vào các những ngành phục vụ cho quân sự.
- Cuối năm 1944 - đầu năm 1945, gần 2 triệu đồng bào của ta chết đói.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
* Từ ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 6 - 3 - 1946:
- Chủ trương: Hòa với quân Tưởng ở miền Bắc để tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam.
- Sách lược: Nhượng cho tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong chính phủ không qua bầu cử, nhân nhượng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị như nhận cung cấp lương thực thực phẩm, nhận tiêu tiền mất giá của Tưởng.
* Từ ngày 6 - 3 - 1946 đến ngày 19 - 12 - 1946:
- Chủ trương: Hòa với Pháp để đuổi nhanh quân Tưởng, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
- Sách lược: Ký Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước (14 - 9 - 1946), nhân nhượng của Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa. Tạm ước là giới hạn cuối cùng của sự nhân nhượng.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 nước ta đứng trước tình thế hiểm nghèo với rất nhiều khó khăn, khác nào “ngàn cân treo sợi tóc”.
* Biện pháp giải quyết các khó khăn:
- Ổn định đất nước, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng:
+ Về chính trị: tiến hành bầu Quốc hội, ban hành Hiến Pháp, thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.
+ Về kinh tế: thực hiện chủ trương trước mắt là nhường cơm, xẻ áo; hũ gạo tiết kiệm, chủ tương lâu dài là tăng gia sản xuất.
+ Về tài chính: Kêu gọi khuyên góp, ủng hộ: “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”, phát hành tiền giấy bạc Việt Nam.
+ Văn hóa, giáo dục: Ngày 8 - 9 - 1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, đổi mới giáo dục theo tinh thần dân tộc, dân chủ.
- Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản:
+ Hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp ở miền Nam.
+ Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân đội Trung Hoa Dân quốc ra khỏi miền Bắc.
* Kết quả:
- Chính quyền cách mạng bước đầu được củng cố, tạo dựng các cơ sở pháp lý quan trọng của một thể chế chính trị mới.
- Bằng việc thực hiện các biện pháp tăng gia sản xuất thì nạn đói đã được đẩy lùi, tài chính bước đầu được gây dựng lại.
- Giải quyết nạn mù chữ và xây dựng một nền giáo dục mới.
* Ý nghĩa:
- Tạo dựng niềm tin cho nhân dân về một chế độ xã hội mới mà ở đó tinh thần dân chủ và quyền công dân được xem trọng.
- Trong quan hệ ngoại giao, đã hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá, âm mưu lật đổ chính quyền của kẻ thù. Tránh cùng lúc phải đối diện với nhiều kẻ thù, có điều kiện tranh thủ hòa bình để tập hợp lực lượng, củng cố vững chắc nền tảng cho cuộc kháng chiến lâu dài.