Tìm Hiểu Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đảng Cộng Sản Việt Nam là hệ thống tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở, trong đó Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập, thường lệ 5 năm một lần. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ngoài nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của nhiệm kỳ đã qua; quyết định đường lối, chính sách của Đảng; bổ sung, sửa đổi Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng khi cần thiết,… còn có nhiệm vụ bầu ra Ban Chấp hành Trung ương. Giữa hai nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc, Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, thông qua hình thức tổ chức và hoạt động chủ yếu của Ban Chấp hành là các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương. Hội nghị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đại hội và Hội nghị đại biểu toàn quốc; quyết định những vấn đề quan trọng về công tác đối nội, đối ngoại, công tác quần chúng và công tác xây dựng Đảng; quan hệ với các đảng cộng sản và công nhân, các đảng phái và tổ chức chính trị tiến bộ trên thế giới; quyết định và thực hiện chính sách cán bộ và quản lý cán bộ; lập các ban, đảng đoàn, ban cán sự và chỉ đạo các cơ quan đó hoạt động; chuẩn bị Đại hội đại biểu của nhiệm kỳ tiếp theo.
Mỗi Đại hội đại biểu toàn quốc và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã in đậm vai trò lãnh đạo của Đảng và đánh dấu sự trưởng thành, phát triển của Đảng và của sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Cuốn sách Tìm Hiểu Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam được biên soạn nhân kỉ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2016) và chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là mong muốn và là yêu cầu cần thiết của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hi vọng cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đọc có nhiều thông tin bổ ích để tham khảo, nghiên cứu.