Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách: TÌM HIỂU ANH HÙNG DÂN TỘC, DANH NHÂN VĂN HÓA VIỆT NAM (Từ khởi thủy đến đầu thế kỷ XX)
TÌM HIỂU ANH HÙNG DÂN TỘC, DANH NHÂN VĂN HÓA VIỆT NAM
Lời giới thiệu:
Người xưa có câu: “HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA”. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, ở đâu, thời nào cũng có những tấm gương hiếu học, có những người thông minh, tài trí, có những danh tướng, những nhà giáo, nhà văn, lương y mẫu mực… đã đóng góp nhiều sức lực, trí tuệ xây dựng cho dân cho nước.
Từ đời này qua đời khác, câu chuyện về các bậc hiền tài đã được chép vào chính sử, được lưu truyền, được kể lại với những dị bản khác nhau. Để có những bài học từ những tấm gương sáng, người ta vẫn hay nhắc đến chuyện Trạng nguyên Nguyễn Hiền – một thần đồng với nghĩa đầy đủ nhất của từ này, hoặc Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật tinh thông thổ ngữ của những miền đất xa lạ góp phần làm yên bờ cõi. Có người đại diện cho Đại Việt đi sứ đã làm rạng danh non sông, có người như Cao Thắng ở rừng sâu chỉ mày mò mà chế tạo được súng trường, lại có người bền chí 82 tuổi vẫn còn lều chõng đi thi… (Phan Bội Châu) , …... Quả thực không làm sao mà kể hết được những tấm gương hiền tài đất Việt.
Cuốn sách “TÌM HIỂU ANH HÙNG DÂN TỘC, DANH NHÂN VĂN HÓA VIỆT NAM (Từ khởi thủy đến đầu thế kỷ XX)”, được chúng tôi biên soạn, bố cục tập hợp phần tiểu sử của hơn 200 nhân vật là anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa , kèm theo những câu chuyện hay về các hiền tài trong suốt chiều dài lịch sử như: Hai Bà Trưng, Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi , Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Chí Minh … (chúng tôi sắp xếp thứ tự nhân vật theo trình tự phát triển của lịch sử). Và ở đây có những nhân vật, chúng tôi chỉ nêu được tiểu sử, không có mẩu chuyện kèm theo vì nguồn tư liệu về nhân vật đó hạn hẹp, chúng tôi chưa có thông tin để cập nhật, nhân đây xin được chia sẻ cùng bạn đọc.