Từ Phong tục trong gia tộc, Phong tục xóm làng (hương đảng) đến các phong tục ngoài xã hội, VIỆT NAM PHONG TỤC của học giả PHAN KẾ BÍNHlà một bộ biên khảo tương đối đầy đủ về các phong tục tập quán cũ của nước Việt. Là một nhà nho uyên bác mang tư tưởng tân tiến, tác giả không chỉ mô tả từng tập tục, mà còn về gốc tích, nguyên ủy cái tục ấy, nhìn nhận, đánh giá để xem nó hay hay dở, từ đó "xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đi, rồi lâu lâu mới đem cái tục hay mà bổ hết cho cái tục dở. Còn tục gì hay mà là quốc túy của ta thì cứ giữ lấy". Đến nay, tập sách gần một trăm năm tuổi này vẫn là một trong những công trình khảo cứu có giá trị bậc nhất về các phong tục tập quán trên đất nước ta và nhiều vấn đề được PHAN KẾ BÍNH nhắc tới vẫn nóng hổi tính thời đại.
Cuốn sách này có một đời sống riêng đặc biệt. Bản thảo của nó được hoàn thành năm 1939 bằng tiếng Pháp với tựa đề La civilisation annamite. Nhưng phải chờ hơn 5 năm sau, năm 1944, nó mới được xuất bản tại Hà Nội. Đó là 5 năm kiểm duyệt gắt gao của chính quyền thuộc địa, và cũng là 5 năm kháng cự bền bỉ của tác giả để bảo vệ cho quan điểm của mình. Và có những trang bản thảo đã không được xuất bản.
Là một tác phẩm của một tác giả Việt Nam - Nguyễn Văn Huyên, nhưng phải chờ đến hơn 50 năm sau ngày xuất bản (1996), tác phẩm ấy mới được dịch ra tiếng Việt và chu du từ những tập tài liệu nghiên cứu chuyên biệt dành cho giới chuyên môn đến một toàn tập dày dặn mà thường chỉ có giới sưu tầm hay nghiên cứu tìm đến, tới một tập sách độc lập dành cho công chúng đông đảo.
Cuốn sách này đã trải qua một hành trình dài để đến tay bạn đọc hôm nay. Chuyến đi thú vị đó hẳn sẽ chưa dừng lại…