Lịch sử lớp 11
- Banner được lưu thành công.
- Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)
- Sau chiến tranh Bắc phạt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh chống chính phủ Quốc dân Đảng (1927 - 1937) cuộc nội chiến kéo dài 10 năm.
+ Quân Tưởng đã tổ chức 4 lần vây quét lớn, nhằm tiêu diệt Cộng sản nhưng đều thất bại. Lần thứ 5 (1933 - 1934) thì lực lượng cách mạng thiệt hại nặng nề và bị bao vây.
+ Tháng 10/1934: Quân cách mạng phá vây rút khỏi căn cứ tiến lên phía bắc (Vạn lí Trường Chinh).
+ Tháng 01/1935: Mao Trạch Đông trở thành chủ tịch Đảng.
+ Tháng 7/1937: Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Quốc - Cộng hợp tác, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật.
=> Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì kháng chiến chống Nhật.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)
- Ý nghĩa của phong trào Ngũ tứ đối với cách mạng Trung Quốc:
- Mở đầu cho cao trào chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc vào đầu thế kỉ XX.
- Đánh dấu thời kì giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị và trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng. Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản được thành lập.
- Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- Banner được lưu thành công.
- Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia ở Đông Dương:
Tên cuộc khởi nghĩa | Thời gian | Nhận xét chung | |
Lào | Ong Kẹo và Comanđam | Kéo dài 30 năm | - Phát triển mạnh mẽ. - Mang tính tự phát, lẻ tẻ. - Chủ yếu ở địa bàn Bắc Lào phong trào cách mạng liên hệ chặt chẽ với Việt Nam. |
Chậu Pachay | 1918 – 1922 | - Phát triển mạnh mẽ. - Mang tính tự phát, lẻ tẻ. - Chủ yếu ở địa bàn Bắc Lào phong trào cách mạng liên hệ chặt chẽ với Việt Nam. | |
Campuchia | Phong trào chống thuế. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Rôlêphan. | 1925 - 1926 | - Có sự liên minh chiến đấu của cả 3 nước. - Phát triển thành đấu tranh vũ trang. Cũng mang tính tự phát, phân tán. - Sự ra đời của ĐCS Đông Dương đã tạo nên sự phát triển mới của cách mạng Đông Dương |
- Banner được lưu thành công.
- Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
* Lực lượng lãnh đạo:
+ Tầng lớp trí thức mới đấu tranh theo hướng dân chủ tư sản .
+ Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.
+ Các Đảng Cộng sản thành lập như In đô nê xia ( 1920): Việt Nam , Mã Lai, Xiêm , Phi líp pin 1930 …đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống đế quốc …(Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 )
+ Phong trào dân chủ tư sản đã xuất hiện chính đảng hay phong trào có tổ chức và có ảnh hưởng rộng lớn .
* Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á:diễn ra sôi nổi và liên tục dưới nhiều hình thức: đấu tranh chính trị, khởi nghĩa vũ trang, cải cách dân chủ,…
* Kết quả : chưa giành thắng lợi nhưng có ý nghĩa quyết định .
- Banner được lưu thành công.
- Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
- Đối với Xiêm
+ Đã thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến,
+ Tạo điều kiện cho việc tiến hành các cải cách theo hướng tư sản,
+ Mở ra một thời kì phát triển mới của Xiêm.
- Đối với các nước khác
+ Để lại bài học kinh nghiêm cho các nước trong khu vực.